VÌ SAO BÀI VIẾT ÍT LIKE - SHARE - COMMENT

VÌ SAO BÀI VIẾT ÍT LIKE - SHARE - COMMENT

Tương tác của người đọc là thước đo tốt nhất cho sự thành công của một bài viết. Nó thể hiện người dùng đã đọc, đã hiểu và nhận được một giá trị nào đó từ bài viết, mặc dù giá trị này có thể tốt hoặc xấu. Và không chỉ với người đọc, việc họ tương tác với bài viết còn đem lại rất nhiều lợi ích cho các chiến lược marketing online nói chung và kết quả SEO nói riêng. Chính vì vậy, Tanglikes hi vọng rằng, qua bài viết này, các bạn có thể tìm được chìa khóa giải pháp để gia tăng like ảnh facebook, tăng lượng tương tác cho bài viết.

 1 . Lạm dụng text

Text – văn bản là cách dễ nhất mà bạn có thể biết để truyền đạt ý nghĩ của mình đến với người đọc. Tuy nhiên, nó lại không phải là cách hiệu quả nhất. Sẽ có một số thứ bạn khó có thể dễ dàng truyền tải bằng text. Ví dụ như “yêu là gì?”.

Trong khi đó, việc lạm dụng text – sử dụng quá nhiều văn bản trên trang lại có thể gây tác động đến trải nghiệm người dùng. Trước một bài viết toàn chữ, người đọc khó có thể thấy hấp dẫn và tiếp tục việc đọc.

Là một người đọc, chắc chắn bạn đã có thể thấy điều này mỗi khi đọc các giáo trình dài toàn chữ, hay các bài hướng dẫn dài toàn chữ:

Thay vì cố gắng diễn đạt một cách lan man, hãy thử trình bày bài viết theo hướng trực quan hơn, với nhiều hình ảnh minh họa để người đọc có thể hiều được những gì bạn muốn nói. Nếu có thể hãy sử dụng video thay cho text trong bài viết hướng dẫn làm gì đó


2 . Bạn viết rất hay, nhưng người đọc không hiểu

Đây là tình trạng khá phổ biến của tất cả các bài viết hướng dẫn hiện nay. Quá nhiều kiến thức có thể khiến người dùng không kịp tiếp thu. Hơn nữa, không phải ai cũng có thể hiểu ngay được những gì họ nhận được.

Giống như việc bạn đang dạy học, và học sinh là những người đọc. Bạn không thể ném cho họ một mớ lỹ thuyết suông và để cho họ tự ngẫm.

Đôi khi, các ví dụ giải thích sẽ là một cách tốt giúp cho họ:

+ Hiểu rõ hơn về những điều bạn đang hướng dẫn

+ Giãn cách các lý thuyết để người đọc có thời gian “ngấm” những điều bạn vừa truyền đạt

Một lưu ý về cách trình bày khi bạn dùng ví dụ, đó là hãy tách riêng đoạn lý thuyết và đoạn ví dụ, để cho lý thuyết của bạn ngắn gọn, súc tích nhất.

3 .Các bài viết chỉ đơn thuần là “What to do”

Đây là một lời khuyên chân thành tôi dành đến tất cả các bạn, những người còn đang viết bài theo chiều hướng “What to do?” – “Phải làm gì?“. Bạn đang chỉ ra cho người đọc thấy được những gì họ cần làm để đạt được mục đích. Điều này đúng nhưng không phù hợp. Rất nhiều người trong tập khách hàng của bạn sẽ không thể biến những gì bạn hướng dẫn thành hiện thực, bởi họ không đủ kiến thức, kỹ năng hoặc hướng dẫn để làm.

Chính vì vậy, nếu chỉ đưa ra “What”, những kiến thức của bạn chia sẻ sẽ có nguy cơ trở thành vô ích. Đó là lý do tại sao How luôn quan trọng hơn What.

Các công cụ hữu ích có thể giúp cho một bài viết “How to do” bao gồm:

- Ảnh chụp màn hình

- Ảnh minh họa

- Video

- Tranh vẽ minh họa ....

Sau đây là một số các ứng dụng/ phần mềm giúp bạn tạo “nội dung trực quan” cho bài viết “how to”:

Tool 1 – Lightshot: Công cụ này giúp bạn tạo các ảnh chụp màn hình một cách dễ dàng hơn, với khả năng chèn text và mũi tên chỉ trước khi tạo ảnh, giúp bạn tối ưu thời gian và hiệu quả chụp ảnh

Tool 2 – Skitch: Công cụ giúp bạn tạo ảnh chụp màn hình giống như lightshot nhưng với một giao diện đẹp mắt và thân thiện hơn:

Tool 3 – Giphy Gif Maker: Công cụ giúp bạn tạo ảnh động. Công cụ này có khả năng cắt đoạn một video trên Youtube (hoặc Vimeo và Vine) để tạo ảnh động.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung