Thiết Kế Thương Hiệu Để Tiến Bước

Năm 2008, thủ tướng chính phủ đã chính thức quyết định lấy ngày 20.04 là ngày Thương Hiệu Việt Nam - đánh dấu sự quan tâm mạnh mẽ của chính phủ đối với vấn đề phát triển thương hiệu của đất nước....
Thương trường ngày nay, khi mà chất lượng sản phẩm - dịch vụ ngày càng dịch chuyển lại gần nhau hơn, cũng là lúc giá trị thương hiệu trở nên quan trọng hơn, và trở thành nhân tố quyết định của người tiêu dùng. 

Thiết kế thương hiệu là khoản đầu tư lâu dài trong tương lai, khoản đầu tư bền vững nhất của doanh nghiệp. Đối với các tập đoàn lớn, thiết kế thương hiệu là cả một chiến lược dài hạn, phát triển theo từng chặng đường cụ thể, theo từng chiến dịch, từng nhiệm vụ, từng sản phẩm,... trong đó, mọi thành phần đều có thể thay đổi, nhưng Logo, Slogan sẽ rất ít thay đổi.

Với doanh nghiệp Việt, phần lớn chưa nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, việc thiếu đầu tư thiết kế và phát triển thương hiệu trở thành vấn đề chung của toàn nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa vả nhỏ.

Tư duy phổ biến của các chủ doanh nghiệp là tư duy ngắn hạn, quan tâm mạnh tới doanh số, tìm kiếm khách hàng, vấn đề thương hiệu để sau. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp chú trọng phát triển thương hiệu thường có bước tiến chậm nhưng vững mạnh hơn, và càng về sau càng phát triển nhanh hơn. Khi doanh nghiệp đầu tư cho thương hiệu ngay từ đầu, có chiến lược phát triển cụ thể, thống nhất thiết kế thương hiệu, khi đó, hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng mục tiêu, trong trí nhớ ngắn hạn và dài hạn của khách hàng là một tổng thể đồng nhất. Khách hàng sẽ quyết định nhanh chóng dựa trên kinh nghiệm thương hiệu đã có trước đó.

Từ 2010 tới nay, số lượng các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu tăng lên nhanh chóng, điều đó cho thấy mức độ quan tâm của doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, nó cho thấy nhận thức của những người làm chủ đang có chiều hướng dịch chuyển tích cực, song hành với chính sách vận động của chính phủ.

Thiết kế thương hiệu không chỉ còn đơn giản là "vẽ" một logo để ký hợp đồng. Mà đã có một định nghĩa rất rõ ràng về tính chất khác biệt, phù hợp của logo đối với sản phẩm - dịch vụ kinh doanh,  và chiến lược phát triển dài hạn. Thiết kế logo để phục vụ cho cả chặng đường phát triển cùng những mục tiêu rõ ràng, trong một thị trường và đối tượng khách hàng cụ thể. 
Thiết kế thương hiệu không chỉ dừng lại ở thiết kế logo, slogan, thiết kế thương hiệu bao gồm toàn bộ những ấn phẩm quảng cáo của doanh nghiệp, những ấn phẩm trong văn phòng, ấn phẩm truyền thông,... tất cả tạo nên một hình ảnh tổng thể, nhất quán và chuyên nghiệp.

thiet-ke-thuong-hieu-de-tien-buoc.jpg

Và tại sao thiết kế thương hiệu lại giúp doanh nghiệp tiến bước mạnh mẽ trong kinh doanh?

Trước tiên, khi thương hiệu có một Logo đơn giản, ấn tượng và phù hợp, khách hàng sẽ dễ dàng nhớ tới logo hơn là một chuỗi các hình ảnh mờ ảo về địa điểm kinh doanh, về nhân viên, về sản phẩm, ... Não bộ con người có tính chọn lọc rất cao, nên tất nhiên, nó sẽ chỉ lưu giữ lại những gì ấn tượng nhất, đáng nhớ nhất, tuyệt nhiên những chi tiết rối rắm sẽ tự động bị loại bỏ. Khi đó, bạn không những phải có một logo đẹp, mà còn phải nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh của mình mới mong chiếm giữ được một phần trí nhớ khách hàng.

Nhắc đến Logo không ai có thể phủ nhận "đôi cánh chiến thắng" của Nike đã thực sự khiến thương hiệu này cất cánh. Trước khi có Logo, Nike chỉ đơn giản được biết đến là kẻ "phân phối" giày. Sau đó, mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi, khi "đôi cánh" của Nike đã chiếm trọn trái tim những khách hàng khó tính, và biến Nike trở thành một trong những thương hiệu đắt giá nhất hành tinh.

Tất nhiên, Logo đẹp là chưa đủ, cảm xúc thương hiệu còn được xây dựng từ Slogan. Đã từ lâu, người ta mặc định một thương hiệu chuyên nghiệp chắc chắn phải có một Slogan xứng tầm. Nói về tầm ảnh hưởng của Slogan có lẽ câu chuyện của hãng cho thuê xe Avis vẫn luôn là kinh điển trong làng thương hiệu. 
Avis ra nhập thị trường khi mà Hertz đã trở thành kẻ dẫn đầu hùng mạnh. Ban đầu Avis đưa ra Slogan "chúng tôi đang tiến tới vị trí số 1". Hẳn nhiên, chẳng ai quan tâm tới Avis và mục tiêu lớn mà họ đang nhắm tới. Bởi một điều chắc chắn mà ai cũng hiểu: Bất cứ thương hiệu nào cũng khao khát dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên, sau thất bại đầu tiên, Avis đã có màn lột xác xuất sắc với "Chúng tôi là số 2. Và chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa". 

Rất tuyệt!

Định vị đã thay đổi, Avis đã thay đổi được ánh mắt của khách hàng, họ nhận ra một thương hiệu khiêm tốn, và luôn nỗ lực vì khách hàng của mình. Và tất nhiên doanh số của Avis cũng tăng lên nhanh chóng theo. Sức tác động mạnh mẽ của Slogan này chỉ rõ ràng khi Hertz đã không thể làm ngơ với kẻ tý hon "to mồm" Avis, Hertz buộc lòng phải thay đổi Slogan của mình, và tranh thủ định vị lại Avis trong lòng khách hàng "Chúng tôi là Hertz. Họ không phải". Cuộc chiến Slogan của các thương hiệu lớn thật đáng học hỏi.


Và Những ấn phẩm quảng cáo khác: Biển quảng cáo, bao bì sản phẩm, profile, tờ rơi, nhãn mác, showroom, đồng phục,... cũng góp phần khẳng định định vị thương hiệu.
Tôi xin lấy một vị khách của Goldidea làm ví dụ điển hình cho trường hợp này! 
Năm 2010, bánh ngọt Anh Hòa thiết kế lại toàn bộ hệ thống nhận diện của mình, với mục tiêu trở thành một thương hiệu bánh hàng đầu tại Hà Nội. Sau khi đồng nhất toàn bộ hệ thống thương hiệu, Anh Hòa nhanh chóng trở thành một thương hiệu nổi tiếng, phát triển mạnh và mở rộng showoom nhanh chóng, con số tiệm bánh giờ đã lên tới 9 tiệm  - án ngữ những con phố lộng lẫy của Hà Nội.
Bánh ngọt Anh Hòa được định vị mạnh mẽ trong tiềm thức người tiêu dùng, và trở thành thương hiệu rất khó bị thay thế!

Một lý do tuyệt vời nữa để bạn vững tin với kế hoạch xây dựng thương hiệu của mình là: Giá trị thương hiệu chiếm tới 60% giá trị doanh nghiệp, và nó có thể chiếm tới 80% giá trị sản phẩm. Ví dụ điển hình là giày Nike, chi phí sản xuất của một đôi giày chỉ vào khoảng 10 USD, nhưng mức bán ra của những đôi giày này vào khoảng 100 USD. Khoảng chênh lệch ở giữa chính là giá trị thương hiệu.

Có thể thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp chưa phải là vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp hiện tại, nhưng nó rất xứng đáng trở thành kế hoạch trong thời gian gần. Bởi một khi các đối thủ của bạn trở nên nhạy cảm hơn với phát triển thương hiệu, khi đó, bạn đã trở thành kẻ đến sau trong mắt khách hàng. Thương trường khốc liệt hiện tại, sẽ rất khó để kẻ đến sau có được vị trí vững mạnh nếu không "sáng tạo đột phá". 

Thiết Kế Thương Hiệu để tiến bước không chỉ là lời khuyên, nó là điều tất yếu cho tương lai doanh nghiệp!

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung