Hướng dẫn đặt tên công ty theo phong thủy

Việc đặt tên cho công ty, cửa hàng luôn là vấn đề đau đầu của mỗi người khi bắt đầu khời nghiệp. Tên của công ty không chỉ là cái tên bình thường mà còn một bộ mặt của thương hiệu, mà là nguồn cảm hứng sáng tạo cho toàn doanh nghiệp. Về lâu dài, điều đó còn xây dựng cho doanh nghiệp một tài sản thương hiệu, làm nên sự thành công của doanh nghiệp đó. Qua bài viết này tôi sẽ hướng dẫn cách đặt tên công ty theo hướng phong thủy của quan điểm Á Đông

1. Chúng ta hãy nói về nguyên tắc đặt tên

- Nguyên tắc đầu tiên: Tên của công ty phải phát âm dễ dàng. Nếu một ngày, bạn tưởng tượng rằng có một khách hàng muốn tìm đến công ty của qua một người quen. Sẽ như thế này
  • A: "Dạo này anh có làm ăn với một công ty mới, chỗ này làm ăn ngon lắm"
  • B: "Chỗ nào vậy anh?"
  • A: "À, chỗ này tên công ty nói khó nghe lắm, thôi bữa nào rãnh anh chỉ cho"
Đấy có phải bạn đã mất đi một khách hàng tiềm năng không. Nếu bạn chưa suy nghĩ được tên, đừng vội vàng mà đặt tên ngay. Hãy suy nghĩ thật kỹ, bởi bạn thấy trên thị trường bây giờ, có cái tên nào bạn cảm thấy nói khó không: Samsung, iphone, dell, lavie,.. những cái tên thương hiệu nổi tiếng những cái tên đơn giản. 

Nguyên tắc thứ 2: Hãy ngắn gọn, đơn giản. Nhiều người cho rằng, tên dài thì mới oách, mới nổi tiếng được, mới thế này thế kia. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, tên dài đôi khi là một con dao hai lưỡi đấy. Dài quá thì khó nhớ, mà khó nhớ thì coi như công ty mất đi một chỗ đứng trong tâm trí khách hàng rồi. Bạn thấy công ty tớ không "Goldidea", hết sức đơn giản nhưng mọi tính túy đều ẩn chứa trong đấy. Thường thì các tên công ty sẽ là hai hoặc nhiều là ba âm tiết, sẽ dễ dàng rất nhiều để nhớ tên công ty của bạn.

Nguyên tắc thứ 3: Nên hạn chế đặt tên phạm vi của mình. Tôi sẽ ví dụ cụ thể cho bạn: "Công ty trách nhiệm một thành viên Lạng Sơn" chẳng hạn, sau một thời gian bạn phát triển ở Lạng Sơn và miền bắc nói chung, bây giờ bạn muốn nhảy vào thị trường phía nam thì có phải đó là một hạn chế cho bạn phải không. Khách hàng, đối tác sẽ cảm thấy e dè khi mua hàng, làm việc cùng với bạn vì một thương hiệu quá mới, quá xa thì liệu có phải một lựa chọn ưu tiên?

Nguyên tắc thứ 4: Suy nghĩ ký về đặt tiếng Việt hay tiếng Anh. Vì theo tôi biết được thì tên thuần Việt sẽ được mọi người trong nước ưa chuộng và dễ nhớ hơn trong lòng người Việt, điều đó cũng được ghi trong Luật Việt Nam. Nhưng về tên sản phẩm của thương hiệu của bạn thì có thể "Tây hóa" cũng được. Xét về khía cạnh tên thuần việt, bạn sẽ rất khó đi ra các nước ngoài vì tên việt chúng ta rất khó đọc đối với họ.


đặt tên công ty theo phong thủy


2. Cách đặt tên công ty:

Sẽ có rất nhiều cách đặt tên cho công ty của bạn, tôi sẽ đưa một số cách cụ thể để bạn có thể tham khảo và tìm ra ý tưởng cái tên cho riêng mình.

Cách 1: Cách này rất phổ biến đó là đặt theo tên cá nhân. Thường thì cách này phù cho các công ty tư nhân, hoặc gia đình. Có thể ban sẽ không viêt, trên thế giới có rất nhiều công ty đều có tên cá nhân. Tôi sẽ cho các bạn vài ý tưởng để đặt tên cá nhân cho công ty: Đặt tên cho chủ doanh nghiệp: Adidas, Mai Trung, Lê Nam, Mc Donal,.. Đặt tên ghép từ những người đồng sáng lập công ty: Phát Lợi Lộc, Dũng Hương,... Đặt tên theo Họ lót của tên chủ công ty: Lê Nguyễn, Mạnh Trần,...

Cách 2: Đó là đặt tên để khách hàng nhớ đến ngành kinh doanh. Điều này hết sức bình thường, người sáng lập công ty thường muốn đặt tên cho công ty giống với ngành nghê mình đang kinh doanh. Thường thì cách này hiệu quả cho ngành đặc thù và ít đối thủ cạnh tranh. Tôi ví dụ cho bạn chằng hạn: Tổng công ty điện lực, Công ty may dệt miền bắc, Công ty sản xuất bánh kẹo miền Trung,.. Nhưng nếu ngành của bạn đã có quá nhiều đối thủ, cạnh tranh khốc liệt thì cách này sẽ không dành cho ban đâu, đừng suy nghĩ nhiều về cách này.

Cách 3: Sử dụng tên địa danh. Cách này cũng ok đối với các sản phẩm nổi tiếng ở tại địa danh đấy. Chẳng hạn như Phở Nam định, Rươu Bình Định, Nước mắm Phú Quốc,.. Tuy nhiên, bạn cũng cân nhắc về bản quyền, hãy xem xét thật kỹ đã ai sử dụng tên này chưa, nếu rồi thì nguy cơ bị kiện sẽ là cao đấy.

Cách 4: Có một cách rất hay đó là Sử dụng cách Ghép từ. Bạn có thể tạo một từ vô nghĩa miễn làm sao ngắn, dễ nhớ, dễ đọc là được. Bạn cũng cân nhắc sử dụng cách này, phải vận một chút khéo léo và sáng tạo để tạo cái tên ưng ý. Ví dụ như Cửa hàng thời trang FDIN (Fashion Design Institute),..

Cách 5: Nếu bạn bí quá không thể nhớ được cái tên nào hay ho thì có thể lấy cảm từ danh từ gợi nhắc. Cách này rất hiệu quả khi bạn sử dụng một chút liên tưởng từ sản phẩm gợi lên cái tên hay ho. Ví du như bạn có thể lấy cảm hứng từ Văn học: Thời trang Mộng mơ, Khách sạn Núi Đôi,... Hoặc có thể từ các loài hoa: Son môi Salla (của 1 loại hoa hồng), Mỹ phẩm Hướng Dương,... Hoặc từ các tên hành tinh trong hệ mặt trời: Công ty TNHH Sao Mai, Phụ kiện Sao Kim,... hoặc các vị thần hy lạp: Panora, Zues,..

Cách 6: Bạn có thể sử dụng tên bằng ngôn ngữ. Đây cũng là một xu hướng hiện nay, thường thì các doanh nghiệp trẻ hay sử dụng cách này, thể hiện được sự sáng tạo, nhiệt huyết và hiện đại. Có thể công ty bạn liên kết với đốc tác nước ngoài hoặc đại diện nước khác sang việt nam kinh doanh sẽ tăng độ tin tưởng của khách hàng hàng. Ví dụ chẳng hạn Nhà hàng kichi-kichi, Cửa hàng nhựa Ausdoor,..

Các bạn thấy đấy, nếu bạn có ý tưởng cộng thêm một chút sáng tạo, bạn sẽ nghĩ ra vô vàn cái tên để có thể đặt cho công ty của bạn. Hãy động não hoặc có thể nhờ sự giúp đỡ bạn bè, người thân để tìm được ý tưởng tốt nhất. Hãy quý trọng những thứ nhỏ nhất, một viên gạch có thể không làm được điều gì, nhưng nếu bạn biết sử dụng nó sẽ làm được rất nhiều điều lớn lao.
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung