Lắng nghe thương hiệu của bạn

Sự Im Lặng cũng có tiếng nói riêng của mình – nếu bạn chịu lắng nghe!


Khi doanh số sụt giảm, bạn có thể nhận ra ngay lập tức, nhưng khi thương hiệu kêu cứu – bạn có nghe thấy không?

Việc xác định đúng bản chất của vấn đề, tìm đúng vết thương và chữa lành nó, hay nuôi dưỡng một mầm non tốt chính là cách để tạo nên một thương hiệu “khỏe mạnh”.

Để nghe thấy lời thì thầm của thương hiệu, bạn phải thật sự chuyên tâm và thực hiện theo từng bước sau đây:

♦ Sàng lọc

Đây không phải một quá trình phức tạp nhưng đòi hỏi bạn phải thực sự công tâm và tỷ mẩn. Xác định rõ ràng những yếu tố cấu thành nên thương hiệu như: Logo, Slogan, nhạc hiệu, bao bì, quảng cáo, ấn phẩm quảng cáo, dịch vụ, văn hóa phục vụ, truyền thông,…

Điểm mặt những yếu tố nhất định phải đầu tư tốt: Logo, slogan, bao bì, và văn hóa phục vụ. Nếu không tuyệt vời ở những điều cơ bản của thương hiệu, bạn hoàn toàn không có cơ hội chiến thắng.

Còn thế nào là tốt? Hãy hỏi khách hàng của bạn !

Với những yếu tốt còn lại : Hãy so sánh với đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bạn, so sánh với thương hiệu dẫn đầu. Định rõ điểm yếu của thương hiệu bạn, tìm hiểu nguyên nhân và chỉ ra hướng khắc phục hiệu quả nhất. Nếu cố gắng hết sức và mức chi vượt qua tầm kiểm soát thì bạn nên “quên” ngay nó đi. Tập trung cho những điều bạn có thể làm khác, và làm tốt.

 Lắng nghe


Lắng nghe ai ? Ở đâu ? Khi nào ? và Tại sao ?

Trước tiên là nhân viên của bạn. Hãy lắng nghe một cách trung thực. Họ là người “nghe chửi” nhiều nhất, và tất nhiên họ biết mình bị chửi vì điều gì? Nhân viên của bạn phàn nàn nhiều nhất vấn đề gì, đó chính là điểm yếu cốt tử bạn phải giải quyết ngay. Vậy nên hãy thật sự tập trung, ghi nhớ, ghi chép và nghĩ về những gì đã nghe thấy.

Khách hàng của bạn: Hãy tới điểm bán và nghe nhân viên bán hàng, nghe người mua chia sẻ những suy nghĩ của họ về thương hiệu. Nhiều điều hay ho sẽ tới.

Mạng xã hội: Sẽ thật sự nguy hiểm khi bạn bỏ quên thương hiệu trên Internet. Một câu nói bâng quơ trên Facebook có thể kéo thương hiệu xuống hố sâu không đáy nếu không biết cách lái con thuyền theo hướng có lợi.

Truyền thông: Báo chí thật sự rất điêu ngoa. Họ có thể là đồng minh tuyệt vời, cũng có thể trở thành kẻ thù không đội trời chung nếu bạn không biết định hướng và xây dựng một kế hoạch tốt cho truyền thông. Tìm hiểu những vấn đề được dư luận quan tâm, và phát triển một đề tài cho phù hợp là cách làm khôn ngoan và được lòng người.

♦ Im lặng

Mọi thứ đều yên ắng. Nhân viên không than vãn. Khách hàng không phản hồi. Kênh phân phối không ý kiến… Điều đó có nghĩa gì?

Tức là thương hiệu của bạn đang chuẩn bị chìm. Một thương hiệu không gây ra được bất cứ thứ cảm xúc nào với khách hàng thì sớm muộn sẽ bị lãng quên nhanh chóng mà thôi. Khi mọi sự rơi vào trạng thái tĩnh lặng, cũng chính là lúc bạn phải xây dựng một chiến dịch marketing để định vị lại hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng của mình.

♦ Đặt câu hỏi

Khi bạn chưa thể tìm ra vấn đề của thương hiệu, hãy đặt câu hỏi!


Đặt câu hỏi là cách nhanh nhất đưa bạn tới câu trả lời.  
 

♦ Phản hồi

Tín hiệu từ phía thương hiệu với những ý kiến khách hàng có một vị thế rất quan trọng hình thành nhân cách thương hiệu, gắn kết, xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng của bạn.

Xây dựng bảng nguyên tắc trong giao tiếp với khách hàng là điều tối quan trọng cần làm để tạo dựng một thương hiệu tốt.

♦ Hành động

Không cần biết bạn đã nghe thấy những gì? Không cần biết bạn hiểu được bao nhiêu? Không cần biết bạn đã trả lời ra sao? Điều quan trọng nhất vẫn là hành động cụ thể của bạn!

Nếu bạn thực hiện tuần tự những bước trên, đã lắng nghe và nhận ra điểm yếu của thương hiệu, nhưng bạn không làm gì cả? Điều đó còn tệ hơn việc bỏ mặc thương hiệu chơi vơi.

Bắt tay vào giải quyết từng vấn đề, xây dựng chương trình xúc tiến hiệu quả là cách tốt nhất cải thiện hình ảnh trong mắt khách hàng.

Và lời khuyên cuối cùng dành cho bạn: Hãy luôn chân thành!

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung