Cách tồn tại và phát triển thương hiệu mới

“Khác Biệt Hay Là Chết”  là cuốn sách nổi tiếng của Jack Trout và Stave Rivkin, tên cuốn sách nói lên rằng sự khác biệt trong xây dựng thương hiệu rất quan trọng. Khác biệt giúp thương hiệu tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, không khác biệt bạn vẫn có thể tồn tại qua các phương thức chiến lược sau.

Bắt Chước

 

Ví dụ điển hình kể đến là  Samsung, nổi danh trở thành kẻ theo đuôi Apple. Đây có lẽ chẳng phải niềm tự hào của Samsung, thế nhưng Samsung cũng có chiến lược thông minh của riêng mình để có thể chiếm lĩnh một phần lớn thị phần của “gã khổng lồ” này. Trước khi “bắt chước” Apple, trong tâm trí người tiêu dùng Samsung là dòng điện thoại “mong manh” thiết kế kém phần trẻ trung hiện đại.

Samsung.jpg


Tuy nhiên, giờ đây Samsung là thương hiệu chiếm lĩnh một phần lớn thị trường và dẫn đầu về doanh số, giá trị thương hiệu đã tăng chóng mặt trong những năm gần đây. Và đã đến lúc, Samsung biến Apple trở thành kẻ theo sau khi buộc thương hiệu này phải thay đổi quan điểm về Smartphone màn hình lớn, bằng chứng của sự ra đời Iphone 6, và Iphone 6 Plus với màn hình 4.7 inch và 5.5 inch. Tất nhiên, không dễ dàng thay đổi định vị “bắt chước” trong tâm trí khách hàng, nhưng cùng với thời gian, không gì là không thể?

Có thể “bắt chước” không phải chiến lược cao sang trong xây dựng thương hiệu, nhưng đây là một trong những chiến lược đơn giản mà luôn mang lại hiệu quả tốt và tức thì.


Đứng trên lưng kẻ khủng lồ

Nếu như không thể tạo lên xu thế thì hãy đi theo xu thế.

Đây là cái cách mà Trung Nguyên đã thao thao bất tuyệt về “nước có mùi café pha đường” của Starbuck’s. Hay cái cách mà 7Up dựa hơi Coca với chiến dịch “There is no coke like the uncola”, và Subway với “Eat fresh” đánh vào điểm yếu chí mạng “Fast” của McDonal’s, bởi fast có nghĩa là thực phẩm phải được chuẩn bị sẵn từ trước đó, đồng nghĩa với việc tính “fresh” sẽ không nguyên vẹn.

Thị Trường Ngách

Đã từng có thời Coca Cola phải “chui lủi” trong các hẻm nhỏ sâu trong lòng Sài Gòn. Là kẻ đến sau, khi mà Pepsi đã gần như thống lĩnh thị trường, Coca Cola đã có một lựa chọn hết sức thông minh khi bắt đầu từ gánh hàng rong, xe cóc, cho tới quán nước lề đường. Chẳng ai có thể ngờ “gã khổng lồ” lại chui vào Việt Nam từ cái lỗ hẹp đến thế?

Viettel.jpg

 

Tại thị trường Việt Nam, ví dụ điểm hình cho chiến lược chọn thị trường ngách để tham gia vào thị trường cạnh tranh. Đó là Viettel. Và Viettel ở cái thời đại mà VNPT gần như độc quyền viễn thông, đã có một bước đi không ngoan khi phủ sóng thị trường nông thôn còn bỏ ngỏ, xây dựng riêng cho mình một đế chế vững chắc trước khi tiến quân tràn vào thành phố.

Ngách nhỏ mới là điểm khởi nguồn của biến lớn!
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung